
Gần đây, các Doanh nhân giàu có, có cơ hội đi du lịch hoặc công tác ở Hong Kong, Trung Quốc, đã biết được công dụng và sự linh nghiệm của Thiềm Thừ nên thỉnh về đặt trong nhà. Hoặc nhiều người được bạn bè, đối tác lớn tặng làm quà nhằm đem lại may mắn, tài lộc trong kinh doanh. Những người gốc Hoa ở Việt Nam cũng coi trọng Thiềm Thừ trong làm ăn buôn bán, cũng đã góp phần phổ biến linh vật này trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.
Tuy nhiên, do không tìm hiểu kỹ nên nhiều người vẫn chưa biết cách trưng bày Thiềm thừ sao cho đúng cách. Đa số người Việt vẫn mắc phải lý luận sai lầm, rằng nên đặt Thiềm thừ ban ngày cho đầu hướng ra ngoài, tối quay đầu hướng vào trong. Ý để ban ngày cóc ra ngoài kiếm tài lộc, đêm mang tài lộc về nhà. Nhưng đó là quan niệm sai lầm
Nếu bạn có dịp đi du lịch Bắc Kinh, Thượng Hải hay Hong Kong, chúng ta sẽ thấy hầu hết các gia đình ở đây đều chưng Tỳ Hưu phong thủy. Nếu được mời vào nhà, để ý một chút chúng ta sẽ thấy ngay đôi cóc được đặt ở hai góc cửa chính, quay đầu vào nhà, đó chính là linh vật phong thủy Thiềm thừ.
Theo các chuyên gia Phong Thủy, Thiềm thừ tốt nhất nên đặt ở góc cửa chính, phía trong của ngôi nhà, đầu Thiềm Thừ quay vào phía trong ngôi nhà, trông như cóc đang ngậm tiền mang vào nhà cho gia chủ.
Như vậy, nếu theo cách làm của người Việt, là đặt Thiềm thừ trên trang thờ Thần tài, Thổ địa. Chúng ta nên đặt ở hai góc của trang thờ và tuân thủ quy tắc đầu Thiềm thừ phải luôn hướng vào trong. Điều này có nghĩa là Thổ Địa giữ bình yên cho gia đạo, Thần Tài là vị thần tài lộc, có thêm Thiềm Thừ tác động thì tài lộc sẽ dồi dào hơn cho gia chủ. Còn đối với những cửa hàng kinh doanh thì cóc vàng thường được đặt ở hai bên cửa ra vào, đặt ngay bàn thờ thổ thần, bàn thờ thần tài và ở những nơi sang trọng, sạch sẽ.
Cũng như vậy, ở cơ quan, văn phòng, cửa hàng… chúng ta cũng nên đặt thiềm thừ ở góc phía trong cửa chính , đầu hướng vào trong như đang mang tài lộc vào. Bạn cũng có thể đặt cóc ở phía dưới gầm bàn hoặc tủ nơi làm việc, thu ngân… Ngoài ra, có thể đặt Thiềm thừ ở những vị trí khác nhưng lưu ý là đầu của Thiềm thừ phải luôn hướng vào trong. Tuyệt đối kỵ việc đặt đầu Thiềm thừ hướng ra ngoài, đối diện trực tiếp với cửa chính, đây là biểu tượng hao tài, giống như việc Thiềm thừ mang của cải và tài lộc của gia chủ thất thoát ra ngoài.
Không nên đặt Thiềm thừ ở những nơi ẩm ướt, hôi tối. Không đặt Thiềm thừ trong nhà bếp, phòng tắm, toilet. Điều này làm Thiềm thừ trở nên hung dữ, tạo ra dòng năng lượng xấu thu hút vận rủi, mang đến những điều không may cho gia chủ. Ngoài ra, cũng không nên bài trí Thiềm Thừ trong phòng ngủ.
Trên đây là cách đặt Thiềm Thừ và những điều phải biết trước khi dùng, bạn có thể xem thêm các bài viết bên dưới:
- Để hiểu Thiềm Thừ là gì, cách tạo hình Thiềm Thừ như thế nào, bạn đón xem bài viết: THIỀM THỪ LÀ GÌ ???
- Để hiểu rõ thêm nguồn gốc của Thiềm Thừ, bạn đón xem bài viết: TRUYỀN THUYẾT THIỀM THỪ.
- Để hiểu rõ quan niệm dân gian về Thiềm Thừ, bạn đón xem bài viết: HÌNH TƯỢNG CÓC TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM.
- Để hiểu rõ thêm Công dụng về Thiềm Thừ, bạn đón xem bài viết: BÍ MẬT CÔNG DỤNG CỦA THIỀM THỪ.
- Để hiểu rõ thêm về cách đặt, cách dùng Thiềm Thừ, bạn đón xem bài viết: CÁCH ĐẶT THIỀM THỪ VÀ NHỮNG ĐIỀU PHẢI BIẾT TRƯỚC KHI DÙNG
- Để biết thêm cách chọn mua Thiềm Thừ, bạn đón xem bài viết: NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI CHỌN MUA THIỀM THỪ.
- Để hiểu rõ thêm về cách khai quang Thiềm Thừ, bạn đón xem bài viết: KHAI QUANG THIỀM THỪ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG VÀ LINH NGHIỆM.
- Để hiểu rõ thêm các vấn đề khác về Thiềm Thừ, bạn đón xem bài viết: THIỀM THỪ VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP.
Để lại một phản hồi